Lào Cai 23° - 24°
Độc đáo di sản nghi lễ cúng rừng " Mủ đẳng mai" của người Thu Lao ở Lào Cai
NgườiThu Lao là một nhóm ngành của dân tộc Tày và thường được gọi với tên khác làngười Tày đen. Dân số gần 1.300 người, cư trú chủ yếu ở hai huyện là MườngKhương và Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai. Ở Mường Khương, người Thu Lao có dân sốlà 619 người [1], họ cư trú chủ yếu ở các xã Tả Gia Khâu và Thanh Bình; Ở huyệnSi Ma Cai có 674 người [2], họ cư trú chủ yếu ở các xã Thào Chư Phìn, Bản Mế vàNàn Sán. 

Làtộc người có dân số ít, cư trú đan xen với nhiều nhóm tộc người khác, nhưngngười Thu Lao cơ bản vẫn giữ được những loại hình văn hóa có giá trị đặc thùcủa mình. Trong đó có nghi lễ cúng rừng “Mủđẳng mai”. Theo ngôn ngữ của người Thu Lao thì “mủ” là cúng, “đẳng” làrừng, “mai” là cây. Nghi lễ cúng rừng“Mủ đẳng mai” là nghi lễ được cộngđồng tổ chức để cầu xin các vị thần bản mệnh, thần nông nghiệp bảo vệ, chở checho cuộc sống của họ trong một năm mới đang tới.

NgườiThu Lao gọi thôn bản của mình là “lungbá” (bang), mỗi bang đều có một khu rừng thiêng gọi là “lủng sảng”, theo quan niệm thì đây chínhlà nơi trú ngụ của thần rừng – vị thần luôn bảo vệ cho cộng đồng được yên ổn vàphát triển. Do đó, khu rừng này luôn được mọi người bảo vệ hết sức chặt chẽtheo các quy định của quy ước thôn bản, nếu ai dám xúc phạm đến rừng thiêng thìcả bản sẽ bị thần linh của phạt.

Lễcúng rừng “mủ đẳng mai” của người ThuLao được tổ chức 2lần/năm. Lần thứ nhất là vào ngày cuối cùng của tháng Giêng và lần thứ hai làvào ngày cuối cùng của tháng Năm âm lịch hằng năm, sau lễ cúng là 3 hoặc 4 ngàycấm bang (cấm bản) tùy theo quẻ bói của ông thầy cúng là tốt hay xấu. Cũngtrong 3 ngày cấm bang ấy, ai vi phạm sẽ bị phạt theo quy định. Trong những ngàytổ chức cấm bang, những cặp vợ chồng nào lấy nhau lâu ngày không có con cái haynhững người trong năm cũ luôn gặp bệnh tật, rủi ro thì sẽ tổ chức các nghi lễthờ cúng trong gia đình, dòng họ để cầu phúc, cầu tự, cầu lộc...vì họ quan niệmđây là thời gian các vị thần về dự lễ hội của người dân, gần gũi với người dânnhất, nên sẽ lắng nghe được tốt hơn lời thỉnh cầu của tất cả con dân do thầnlinh bảo vệ trong các bang.

Quy trình tổ chức nghi lễ cúng rừng“mủ đẳng mai.

+ Họp bàn tổ chức. Trướcngày tổ chức nghi lễ khoảng 1 tuần, các cụ cao tuổi và đại diện các gia đìnhtrong thôn sẽ tập trung tại nhà thầy cúng chính - chủ cúng rừng cấm hoặc nhàtrưởng thôn để bàn bạc, thống nhất một số nhiệm vụ diễn ra trong lễ cúng, như: phâncông người tham gia dọn dẹp bãi cúng, nấu nướng, đi mua gà, lợn và các đồ lễkhác... việc mua gà lợn, gà sẽ do 4 gia đình được lựa chọn từ năm trước cùngthực hiện, mỗi năm lựa chọn một lần để gia đình nào cũng được thực hiện. Việcđóng góp kinh phí mua sắm lễ vật được chia đều cho các hộ trong bản, dù khôngđược tham gia lễ cúng theo quy định cũng phải đóng góp đầy đủ theo quy định vàviệc thu chi luôn được công khai trước cộng đồng.

+ Quy định về thầy cúng và người thamgia lễ cúng rừng. Việc chọn thầy cúng chính và phụtrong nghi lễ này cũng phải theo quy định. Thầy cúng rừng thiêng phải là namgiới và là người có uy tín trong thôn, có vợ con đầy đủ, trong năm không cóngười chết, không có người sinh đôi, không có trẻ con chết, không có gia súc dịchbệnh, mùa màng thu hoạch tốt. Đại diện các hộ gia đình được tham gia cũng phải“trong sạch”, những gia đình có tang chưa đủ một năm, có người sinh đôi hoặckhi sinh mà chết cả mẹ lẫn con không được tham gia. Họ cho rằng, nếu người nàokhông “trong sạch” mà cố ý tham gia vào nghi lễ cúng rừng, thì thần linh sẽtrách phạt cả bản, dân bản sẽ phạt vạ gia đình ấy theo quy ước. Mọi người thamgia đều phải mặc trang phục truyền thống, đầu đội khăn hoặc mũ, chân đi giầyhoặc dép, tuyệt đối không được để đầu trần, đi chân đất vào khu vực cúng.

+ Chuẩn bị bàn cúng và lễ vật dângcúng thần rừng.

Lễvật để cúng gồm: 2 con gà trống “káy” (kiênggà trắng - một con cúng ở cây bố, một con cúng ở cây mẹ), 1 con lợn đực “mử” đen, 1 sải vải mộc trắng (phàngkhào), 2 chai rượu (lấu), hương (sảng), gạo nếp “khẩu nư” để nấu cơm cúng, gạo tẻ “khấu”, tiền âm bằng giấy bản “patrứ”... Củi đun sẽ được lấy từ những cành cây khô trong rừng cấm.

Khiđến rừng cúng, mọi người cùng thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công từtrước. Hai ông thầy sẽ lập bàn thờ ở hai cây bố và mẹ, bàn thờ là những thanhtre, gỗ nhỏ được lấy từ rừng, trên mặt sàn lót lá chuối sạch để bày đặt lễ vật.Phía sau bàn cúng được cắm một ống tre nhỏ, cao hơn mặt sàn khoảng 15cm, ốngtre này dùng để cắm hương. Phía trên bắc một cành tre dài, sau đó dùng tấm vảitrắng cuốn trên đó; phía dưới tấm vải trắng là 5 hoặc 7 hình bằng giấy màu vàngtượng trưng cho các con ngựa đưa các vị thần vệ dự lễ. Trên mâm cúng, số lượngbát cơm và chén rượu sẽ tương ứng với số hình ngựa được treo trên bàn cúng.Chén rượu ở giữa bao giờ cũng được đặt trên chôn một chiếc bát úp xuống bàn, họcho rằng đây là thần chủ rừng nên phải ngồi cao hơn các thần khác. Bên cạnh đó,2 ông thầy còn đặt một chiếc bát nước trong đó có chiếc vòng bạc đã được chuẩn bịtừ trước và xếp tiền bằng giấy bản để cho thần linh mang theo.

Đốivới bàn cúng của thần mẹ rừng, bàn cúng được làm đơn giản hơn và lập ở vị tríthấp hơn so với bàn thờ cây bố ngay dưới gốc cây mẹ. Trên bàn thờ cây mẹ khôngđược trang trí, ở đấy đặt 5 chén rượu, một chén đặt trên trôn một chiếc bát úp,một chén đặt trên một bát gạo có một quả trứng gà ở trên, một tờ giấy tiền vàmột nén hương, 3 chén còn lại đặt bên cạnh. Phía sau bàn thờ là một ống tre nhỏdùng để cắm hương khi hành lễ.

Khicông tác chuẩn bị đã được thực hiện xong, hai thấy cúng sẽ hướng dẫn mọi ngườimang lợn, gà ra trước đàn cúng để làm nghi thức hiến sinh, sau đó giao cho mọi mangđi giết thịt, chuẩn bị lễ vật chín dân thần. Trong nghi lễ này, hai ông thầy sẽđược dân bản chia cho một phần thịt để mang về dâng cúng ở ban thờ sư phụ vàcác âm binh, tạ ơn sư phụ và các âm binh đã đi bảo vệ cho dân bản được an toàn.

Saukhi lễ vật được nấu chín, hai ông thầy sẽ bày lễ vật lên bàn thờ thần rừng. Đầutiên là rót rượu ra các chén, sau đó là xới cơm vào các bát trên mâm cúng vàbên cạnh đặt một đôi đũa , phía bên ngoài là nơi bày gà và lợn. Gà dâng cúng cảcon, khi đặt để đầu gà quay về phía thân cây, một bên bàn thờ đặt thủ lợn cùng4 chân, vài miếng thịt và nội tạng của con lợn, mỗi thứ một ít. Bày lễ xong,các thầy cúng bắt đầu tiến hành cúng. Thầy cúng chính cúng ở cây bố, thầy cúngphụ cúng ở cây mẹ. Cả hai thầy cúng đều cúng cùng một thời điểm. Khi cúng, cácthầy cúng không nói to mà chỉ lẩm nhẩm trong miệng để gọi mời các vị thần đượcthờ cúng ở rừng cấm về thụ hưởng lễ vật do dân bản dâng lên và phù hộ cho dânbản trong năm mới luôn mạnh khỏe, không bị ốm đau, dịch bệnh, mùa màng tốttươi, không bị thiếu đói. Khấn xong, thầy cúng bước lên đàn lễ lấy rượu vẩy raxung quanh gốc cây và đàn lễ rồi cầm đũa chỉ vào từng món lễ vật trên đàn lễ.Chỉ đến đồ lễ nào, thầy cúng sẽ xướng to tên lễ vật đó lên để thần linh đượcbiết. Đồng bào quan niệm, phải làm như thế thì thần rừng mới nhận được lễ vật. Khikết thúc lễ cúng, toàn bộ tiền vàng được hóa cho thần linh ngay tại gốc cây đểthần linh nhận và mang về nơi thần linh sinh sống.

Khicác nghi lễ kết thúc, mọi người tham gia cùng tổ chức thụ lễ ngay tại chỗ, chỉmang về thôn phần chia cho những gia đình không được tham dự nghi lễ cúng dotrong năm gia đình không sạch (có người mới chết chưa qua thời gian quyđịnh...). Họ cho rằng, được hưởng một miếng lộc của thần linh, gia đình sẽ đượcmay mắn cả năm, nên những người không được tham dự cũng cần được hưởng lộc nhưmọi người. Những người dự lễ không được mang lễ vật về cho gia đình mình, vìnhư vậy con ma sẽ theo về làm hại cho gia đình, cho dân bản. Sau lễ cúng, lễvật được mọi người hạ xuống để cùng thụ hưởng. Cuối cùng, thầy cúng chính sẽ xembói xương gà (đầu gà và xương chân gà) để biết được vận hạn của cả dân bảntrong năm là như thế nào, nếu quẻ xem xấu thì cả dân bản sẽ phải cấm bản 4ngày, nếu tốt đẹp thì chỉ cấm bản 3 ngày nhằm cầu mong cho cả dân bản có đượcmay mắn. Xem bói xong, thầy cúng chính lấy 4 chân gà mang đến chỗ ngồi của bốnngười do người dân bầu ra, đưa chân gà cho họ để bốn người này sẽ giúp dân bảnchuẩn bị lễ vật dâng cúng cho năm sau. Họ cứ thực hiện lần lượt như vậy, aicũng có trách nhiệm và may mắn được chuẩn bị lễ vật dâng lên thần linh.

Vớicác gia đình trong thôn, trong ngày cấm bản nhà nào cũng làm các loại bánh như:bánh khúc, bánh dày, bánh chưng chay, mổ gà cúng tổ tiên. Những thứ này đủ chocả gia đình cúng tổ tiên và ăn uống trong suốt 3 ngày. Cũng trong suốt 3 ngàycấm bản, cả bản sẽ lựa chọn khoảng đất trống ở đầu hoặc giữa bản để dựng cột đuquay, tổ chức các trò chơi dân gian, làm mặt nạ bằng mo tre, dán đầu sư tử vàtổ chức múa sư tử, chơi tung còn, đánh cầu lông gà...các chàng trai, cô gáicũng lựa chọn thời gian này để hẹn hò, trao thương gửi nhớ cho nhau, cùng nhauhẹn ước vợ chồng.

Cóthể nói, nghi lễ cúng rừng “mủ đẳng mai”, ngoài ý nghĩa cầu mong cho dân bảnđược bình yên, sung túc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu...thì nócòn là nghi lễ thể hiện niềm tin đối với thiên nhiên, tâm lý gắn kết với rừng,gần gũi rừng của người Thu Lao. Điều này đã góp phần rất lớn vào quá trình bảovệ và phát huy giá trị và vai trò của rừng thiêng trong đời sống cộng đồng.  

Vớinhững giá trị hết sức quan trọng của nghi lễ trong đời sống cộng đồng người ThuLao, Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số 2067/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2016 về việc Côngbố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Nghi lễ cúng rừng (mủ đẳngmai) của người Thu Lao ở xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Hivọng sau khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cộng đồngngười Thu Lao và chính quyền địa phương sẽ vảo vệ phát huy hiệu quả hơn vai tròcủa nghi lễ đối với vấn đề bảo vệ rừng của cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

1. Số liệu thống kêdân số tháng 5/2016 của phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mường Khương.

2. Tổng điều tradân số và nhà ở tỉnh Lào Cai năm 2009, Nxb Thống kê, năm 2009.

3. Hồ sơ di sản vănhóa phi vật thể Nghi lễ cúng mủ đẳng mai (cúng rừng) của người Thu Lao ở LàoCai, tháng 6/2016. Hồ sơ lưu trữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh LàoCai.

Dương Tuấn Nghĩa






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập