Lào Cai 25° - 28°
“Đánh thức” những hiện vật văn hóa
Có cán bộ làm công tác sưu tầm, bảo quản, những cổ vật văn hóa vô giá được phát hiện, bảo quản, nhờ đó các thế hệ mai sau mới có dịp được biết đến đời sống, nét văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Gian nan khắp nẻo vùng, miền

Từng tốt nghiệp Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn, sau đó học thạc sỹ năm 2010, chị Nguyễn Thị Hoa về nhận công tác tại Pḥng Nghiên cứu - Sưu tầm, Bảo tàng tỉnh. Sáu năm gắn bó với môi trường làm việc ở đây đă ghi dấu một chặng đường gắn liền bao kỷ niệm với nghề, mà theo cách nói của chị là “cả đời cũng không thể quên được”. Từ một cô gái e dè ngày mới ra trường, tiếp xúc với công việc, giờ đây, chị Hoa đă trở thành người dày dặn kinh nghiệm, cùng đồng nghiệp đặt dấu chân khắp nẻo vùng, miền của tỉnh để sưu tầm những hiện vật văn hóa có giá trị.

Lật lại quá khứ về những ngày trèo đèo, lội suối, “cắm chốt” ở những thôn, bản vùng xa, chị Hoa không khỏi giật ḿnh v́ khoảng thời gian 6 năm trôi qua nhanh quá. Kỷ niệm chị nhớ nhất cho đến tận bây giờ là chuyến đi sưu tầm hiện vật của dân tộc Hà Nh́ cùng các cán bộ của pḥng khi mới vào cơ quan. Ngày ấy, giao thông đi lại c̣n rất khó khăn, đoàn sưu tầm di chuyển bằng xe máy, đến các thôn, bản của vùng cao Y Tư, như Lao Chải, Chỏn Thèn… Chỗ nào có đường th́ đi xe, đến lúc không có đường th́ gửi xe, rồi ngược đồi, ngược núi, mệt đâu nghỉ đấy, ăn nhờ cơm bản, tắm suối.

Chị Hoa bật cười: “Leo trèo cả ngày mệt đến mấy c̣n gắng được, chứ mồ hôi nhễ nhại mà không được tắm th́ đêm không ngủ được. Nhưng ngặt nỗi, trong chuyến đi ấy, có ḿnh tôi là con gái, nên phải chờ khi trời tối hẳn mới dám ṃ ra suối tắm giặt. Không tắm không được, tắm th́ phải vội vàng, v́ sợ tối”. Chuyến đi ấy kéo dài gần chục ngày đă giúp đoàn sưu tầm được nhiều hiện vật của đồng bào dân tộc Hà Nh́ ở “thủ phủ sương mù” Y Tư.

Đối với những người làm công tác sưu tầm hiện vật, các chuyến đi ngắn th́ 3, 4 ngày, dài th́ một tuần hoặc chục ngày đă trở nên quen thuộc. Chị Hoa chỉ vào góc pḥng, nơi đặt chiếc cối đá, vui vẻ kể: “Cối đá xay ngô của người Nùng là thành quả chuyến đi của hai chị em trong pḥng vào tháng 6 năm ngoái đấy. Chuyến đó chúng tôi đi 4 ngày ở huyện Bắc Hà và huyện Mường Khương để sưu tầm. Hai chị em thay nhau cầm lái dưới nắng như đổ lửa đang độ giữa hè; lang thang khắp các thôn, bản để t́m hiện vật. Lúc sưu tầm xong th́ phải nhờ người dân vận chuyển giúp về thành phố v́ nặng và cồng kềnh quá”.

Có những chuyến đi nhiều ngày, khi chân mỏi, gối chùng vẫn chưa sưu tầm được hiện vật, có khi hiện vật quá cồng kềnh không thể mang về phải thuê người vận chuyển, nhưng những cán bộ của Pḥng Nghiên cứu - Sưu tầm chưa bao giờ nản chí, mà trái lại, họ vẫn miệt mài, cố gắng gom góp những tinh hoa, giá trị của một dân tộc, một vùng, miền để làm giàu cho kho tàng quư báu của tỉnh. Từ thị thành đến những bản, làng heo hút, mùa nắng hay mùa mưa, họ không ngại gian khó, gieo dấu chân đến muôn nơi trong hành tŕnh sưu tầm, nghiên cứu.

Người trong nghề và những trăn trở

Trong những chuyến đi t́m kiếm và sưu tầm, ngoài kỷ niệm vui, những cán bộ như chị Hoa cũng không khỏi có nỗi niềm riêng sâu thẳm: “Có nhà dân, ư thức bảo vệ các hiện vật vẫn chưa cao. Trước khi chúng tôi t́m đến, có khi họ không biết giá trị của chiếc cối đá tắm mưa, hứng nắng bao năm ở góc vườn nhà; hoặc như chiếc khèn, trống, công cụ sản xuất từ đời ông cha để lại, nhiều nhà để không từ rất lâu. Vậy nhưng, khi có người t́m đến hỏi thăm, muốn sưu tầm về nghiên cứu, trưng bày th́ họ dè dặt, nghi ngại không bán, có người tranh thủ cơ hội kiếm tiền, nên “hét” giá rất cao” - chị Hoa chia sẻ.

Hiện nay, do cơ sở vật chất c̣n thiếu, nên hàng chục ngh́n hiện vật của Bảo tàng tỉnh để “chen chúc” trong 2 nhà kho nằm trên đường Điện Biên, phường Duyên Hải, TP Lào Cai. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Đơn vị đang gặp nhiều khó khăn về việc bảo quản hiện vật. Kho chứa của bảo tàng hiện c̣n tạm bợ, trong khi nhà bảo tàng mới đang thi công. Do không có thiết bị chuyên dụng để bảo vệ, nên ảnh hưởng đến tuổi thọ, hiện trạng của các hiện vật. Các hiện vật là đồ dùng sinh hoạt dân tộc làm bằng tre, nứa (sáo, khèn, giỏ, gùi… dễ bị mối mọt), các loại trang phục truyền thống dễ bị ẩm mốc, nếu không có hệ thống bảo quản đạt yêu cầu sẽ dẫn đến nguy cơ giảm tuổi thọ.

Để khắc phục t́nh trạng xuống cấp của các hiện vật, cán bộ Bảo tàng tỉnh thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, sắp xếp, phân loại từng chất liệu, có biện pháp bảo dưỡng cho từng hiện vật. Do không có trang, thiết bị hiện đại để bảo quản, nên Bảo tàng tỉnh chỉ có thể dùng các phương pháp thủ công, như lau chùi, quét sơn dầu lên các hiện vật mây, tre đan, xử lư hóa chất chống mối, mọt hoặc phơi nắng để tránh ẩm mốc. Bên cạnh đó, khó khăn về kinh phí, trang, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, lực lượng người sưu tầm, nghiên cứu c̣n mỏng là những điều mà lănh đạo Bảo tàng tỉnh rất trăn trở. “Chúng tôi mong muốn tài liệu về những hiện vật vô giá được phổ biến đến người dân, đồng thời được trưng bày lưu động ở khu vực vùng xa để đông đảo nhân dân biết đến những nét đẹp, đặc sắc trong văn hóa của từng dân tộc, vùng, miền. Nhưng điều này chỉ có thể thực hiện khi các khó khăn từng bước được tháo gỡ”, ông Cường chia sẻ.

“Đánh thức” những hiện vật vô giá

Bảo tàng tỉnh hiện đang lưu giữ, bảo quản 14.601 cổ vật được sắp xếp thành 13 nhóm như: Đồ đá, đồ dệt, đồ mộc, giấy, kim loại, mỹ kư, phim tư liệu, ảnh trưng bày… trong đó, nhiều hiện vật vô cùng giá trị có tuổi đời hàng ngh́n năm. Đặc biệt trong số đó, có 2 hiện vật là Tượng thần Siva Nataraja và Lôi đồng đang được Bảo tàng tỉnh đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng tỉnh đă chuyển địa điểm đến 6 lần. Các cán bộ, nhân viên của Bảo tàng tỉnh đang chờ đợi trong thời gian sớm nhất có thể chuyển đến làm việc tại trụ sở mới được thi công từ tháng 2/2015, tọa lạc giữa trung tâm đô thị Lào Cai - Cam Đường. Như vậy, môi trường làm việc, công tác bảo quản các hiện vật sẽ được đảm bảo hơn.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: “Bảo tàng mới đang được xây dựng với khoảng 4.000 m2 để trưng bày các hiện vật. Chúng tôi đang phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam xây dựng đề cương trưng bày Nhà bảo tàng. Các hiện vật sẽ được sắp xếp, xâu chuỗi, có sự liên kết với nhau, để khi người dân, du khách đến tham quan sẽ được ḥa ḿnh vào ḍng chảy của lịch sử, của văn hóa, mảnh đất và con người Lào Cai”.

Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, Bảo tàng tỉnh sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách khi đến Lào Cai, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, đáp ứng nhu cầu t́m hiểu lịch sử văn hóa truyền thống của người dân và những hiện vật vô giá đang “ngủ quên” sẽ sớm được “đánh thức”.

Theo LCĐT





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập