Lào Cai 27° - 30°
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày gia đình Việt Nam 28/6
Tri thức dân gian về phòng, chống, bạo lực gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc trong di sản văn hóa người Nùng Dín Lào Cai.

1. Cũng như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, người Nùng Dín Lào Cai không có thuật ngữ “bạo hành” hay “bạo lực gia đình” nhưng lại có thuật ngữ cùng với khái niệm “gia đình hạnh phúc” hay “hạnh phúc gia đình”. Tuy không có thuật ngữ “bạo lực gia đình” nhưng thực tế gia đình nào của tộc người Nùng Dín từ xưa đến nay đều có ít nhất một trong các hành vi bạo lực gia đình: vợ chồng trong gia đình đánh, cãi, chửi nhau hoặc bố mẹ đánh con cái; con cháu cãi, chửi mắng ông bà;… trong đó, điển hình nhất là vợ chồng đánh, cãi chửi nhau đến mức người phụ nữ, người vợ phải phán kháng một cách tiêu cực bỏ nhà ra đi trong khi gia đình đã có ba con, chín cái được thể hiện rõ nét trong thành ngữ:

“Mề slamw lục nưng dau

Nghĩa là:

“Mẹ ba con còn nhún

Mề cau lục nưng tiu”

 

Mẹ chín con còn nhảy”

Còn thuật ngữ và khái niệm “gia đình hạnh phúc” hay “hạnh phúc gia đình”, tiếng Nùng Dín gọi là “rân con mi sển phù” là thuật ngữ phổ biến nổi bật nhất trong nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tộc người, điển hình là thơ và dân ca trong đó thể hiện rõ nét nhất là Thơ ca về lao động sản xuất; Thơ ca về cưới xin, tang lễ; Thơ ca về ca ngợi Đảng, Bác Hồ, về con trai, con gái người Nùng Dín. Theo nội dung cơ bản của các thể loại thơ ca này thì người Nùng Dín quan niệm: xây dựng gia đình hạnh phúc hay hạnh phúc gia đình là xây dựng một gia đình có nhiều tiền của, cuộc sống ấm no, giàu sang phú quý; đời sống tinh thần tình cảm gia đình được thoải mái, tự do, mọi người được bình đẳng,…

2. Để phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, từ xa xưa người Nùng Dín Lào Cai đã có nhiều biện pháp, kinh nghiệm được lưu giữ tồn tại trong kho tàng di sản văn hóa tộc người không chỉ có giá trị mà còn được phát huy trong đời sống xã hội đương đại trở thành kho tri thức dân gian dân tộc.

2.1. Về phòng, chống bạo lực gia đình: đây là một tệ nạn đạo đức xấu trong truyền thống văn hóa gia đình trong khi đó người Nùng Dín và các dân tộc nói chung đều có tâm thức “không ai vạch áo cho người xem lưng” nên ít được đề cập, phản ánh trong các di sản văn hóa. Mặc dù vậy, nhưng giải pháp tộc người về phòng, chống bạo lực gia đình vẫn được lưu trữ trong hương ước truyền miệng mang tính luật tục được phổ biến, duy trì tồn tại trong lễ hội cúng rừng đầu năm và lễ hội cấm bản cuối năm của người Nùng Dín. Cụ thể là, sau phần lễ các lễ hội cúng rừng và cấm bản, khi hội tụ đủ đại diện các gia đình trong thôn dự tiệc, thầy mo công bố kết quả xem bói xương gà và phổ biến hương ước của làng. Ngoài việc kêu gọi mọi gia đình trong bản đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau phòng tránh, khắc phục điềm gở, điềm xấu được thể hiện trong xương gà, thầy mo phổ biến quy định yêu cầu các gia đình hăng say lao động sản xuất để có nhiều tiền của, đời sống ấm no. Đặc biệt là, mỗi gia đình tự xây dựng hạnh phúc của mình, cấm vợ - chồng đánh, cãi, chửi nhau; cấm các bậc bố mẹ đánh đập, chửi mắng con cháu, người cao tuổi làm cho gia đình bất hạnh;

Ngoài ra, tộc người Nùng Dín còn kinh nghiệm dân gian góp phần hạn chế, có giá trị giải quyết tận gốc nguyên nhân bạo lực gia đình đó là thực hiện bình đẳng trong gia đình. Từ thời xa xưa, tuy chưa có thuật ngữ và khái niệm “bình đẳng giới” nhưng tộc người đã nhận thức và thực hiện việc mọi người cùng nhau chia sẻ, gánh vác trách nhiệm và hưởng thụ thành quả lao động như nhau một cách chân thật, tình cảm và tế nhị được ghi nhớ trong thành ngữ:

“Mi chằm chinw chú vanw

Nghĩa là:

“Có cùng ăn mới ngon

Cắng chằm thamw chú nâư”

 

Việc cùng khiêng mới nhẹ”

Hay ứng xử trong giao tiếp phải có văn hóa, thành ngữ tộc người có câu:

“Rú há lê păn khảo

Nghĩa là:

“Biết nói thì thành chuyện

Bổ rú há lê tưng cảo”

 

Không biết nói thì kiện nhau”

Hoặc:

“Chíp paw da chíp paw

Vaw khau da vaw khau”

Nghĩa là:

“Vẩy cá che vẩy cá

Cum lúa đậy cum lúa”

Hay câu tục ngữ nói về vợ chồng, con cái yêu thương nhau: “Tưng nừ lum pphuw mi điw lục” nghĩa là “Thương nhau như vợ chồng, con cái”…

Các thành ngữ này không chỉ có giá trị trong gia đình mà cả đối với cộng đồng, xã hội tránh được tai họa xích mích thù hận, gây ra bạo lực trong gia đình và xã hội.

Cùng với thành ngữ trong kho tàng truyện cổ dân gian tộc người còn có câu truyện “Nấm mối mọc cạnh lửa - Hét khụtj khân hên phay” với nội dung phản ánh về một gia đình đông con, nhà nghèo. Trong lúc nhà nghèo, con cái còn nhỏ nheo nhóc không giúp được cha mẹ nên đã bị cha mẹ suốt ngày chửi mắng. Vì bị đói rách lại bị chửi mắng tủi nhục nên đàn con đã bỏ nhà ra đi vào rừng sâu núi thẳm kiếm sống bằng các cây trái trong rừng và biến thành con khỉ làm tan cửa nát nhà, gia đình bất hạnh… Đó là câu truyện có ngụ ý khuyên bảo các bậc cha mẹ phòng, tránh bạo lực tinh thần trong gia đình, thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc bảo vệ và giáo dục để hình thành nhân cách từ nhỏ…

2.2. Về xây dựng gia đình ấm no – hạnh phúc:

Trong kho tàng di sản văn hóa dân gian người Nùng Dín có nhiều nội dung trong đó có nội dung phản ánh về xây dựng gia đình hạnh phúc, song được thể hiện nổi bật nhất là thể loại thơ ca dân gian trong loại hình văn học dân gian.  Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng huyện Mường Khương do ông Nùng Chản Phìn công bố tại cuốn sách “Thơ ca, hát dân gian người Nùng Dín Mường Khương, tỉnh Lào Cai” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành giới thiệu có 107 bài thì có trên 20 bài có nội dung phản ánh về xây dựng gia đình hạnh phúc, làm thế nào để xây dựng hạnh phúc gia đình (>10% số bài) dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Trong số bài đó tập trung ở phần I “Phong tục cưới xin”, phần IV “Ca ngợi về truyền thống lao động sản xuất” và phần V “Ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, quê hương và các nam thanh – nữ tú người Nùng Dín”. Xin trích dẫn một số ví dụ:

Khi mới bắt đầu xây dựng tổ ấm gia đình, trong bước lễ trao, nhận cô dâu, thơ và dân ca tộc người có đoạn nói về trách nhiệm con cái trong xây dựng hạnh phúc gia đình:

Bên nhà ngoại trao dâu thì dặn:

Và bên nhà nội nhận dâu thì đáp:

“… Lấy dâu trao nội bà

“… Đưa dâu đến tại gia

Trao nội ông trong nhà…

Trao dâu đến tại nhà

Lấy dâu về nuôi già

Mà từ nay vô sau

Lấy trẻ về nom đỡ

Già có dâu chăm sóc

… Cùng mẹ cha ăn ở

Cha có dâu chăm già

Không nên để đầu đũa

Thương dâu như con đẻ

Đừng lấy để cuối tay

Luôn để dâu trước ngực

… Làm dâu hãy chịu mắng

Thực để dâu dưới nách

Làm con phải chịu dạy

Nhà mong dâu cần quản

… Cùng xây nhà cho tốt

Dâu quản nhà no ấm

Cho nhà ta giàu có

Sắm cho gia ta giàu

Cho giàu có cả đời…”

… Đời có ăn hạnh phúc

 

Cho hạnh phúc đời sau”

Để có gia đình giàu có, ấm no thì phải chăm lao động và sinh đẻ kế hoạch, chống lại đói nghèo:

“ Ngắm đất nào bỏ hoang

Khai làm ruộng bậc thang…

Thả nước vào ruộng cấy

…Ruộng bậc thang no đấy

Ăn no thừa đem bán

Được nhiều tiền thành giàu”

Hay:

“… Sinh con sao cho vừa

Đạt kế hoạch đặt ra

Nếu mà sinh con nhiều

Nhiều con mẹ chết gầy

… Vợ chồng cùng bảo nhau

Để hạnh phúc mai sau…”

Có thể nói, từ xã hội cổ truyền xa xưa tộc người Nùng Dín đã có ý thức phòng, chồng bạo lực gia đình và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc được thể hiện và lưu giữ trong kho tàng di sản văn hóa cho đến nay vẫn có giá trị phát huy.
ThS. Vàng Thung Chúng





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập