Lào Cai 28° - 29°
Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc - thành công lớn từ một Đề án
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII đã đề ra 7 chương trình trọng tâm, 29 đề án, Nghị quyết chuyên đề, Đề án "Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc" là một trong những đề án đó. Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án, phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" trong toàn tỉnh được đẩy mạnh, hàng năm có 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 45% thôn, bản văn hóa, 75% tổ dân phố văn hóa… đạt mục tiêu đề ra; đầu tư xây dựng gần 800 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố vượt gần 12% so với mục tiêu, đã khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, hợp lòng dân của tỉnh, mang lại kết quả và giá trị to lớn của đề án.
Những năm qua, cùng với việc quan tâm chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã luôn coi trọng đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong đó, việc xây dựng Đề án "Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc" luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp lãnh đạo, sự đồng tình ủng hộ, thực hiện của các dân tộc trong tỉnh. Chính vì thế, Đề án đã thu được nhiều kết quả, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, bản sắc văn hóa các dân tộc luôn được giữ gìn, phát huy, tạo đà cho sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực khác trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Với đặc thù là địa phương có tới 80% dân số sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa, dân tộc thiểu số, có nhiều phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa cần được giữ gìn, phát huy giá trị, vì thế tỉnh đã chỉ đạo tập trung nguồn lực, huy động các cấp, ngành đồng bộ triển khai thực hiện đề án, tạo bước phát triển mới về văn hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện đề án đã nhận được sự lãnh đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực tiễn và động viên, khen thưởng kịp thời. Kết quả của đề án không chỉ tạo cho phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư" trong tỉnh được đẩy mạnh, mà còn mang lại kết quả to lớn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, cải tạo tập quán thả rông gia súc, bảo tồn, khai thác và phát triển văn hóa các dân tộc. Để triển khai đề án, tỉnh đã cụ thể hóa bằng việc xây dựng hai dự án là: dự án đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa, trọng tâm là vận động nhân dân các dân tộc vùng cao cải tạo tập quán lạc hậu; dự án bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai. UBND tỉnh cũng đã ra Quyết định số 63 về việc ban hành quy định chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao giá trị, chất lượng, hiệu quả thực hiện các dự án thuộc Đề án "Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc". Từ cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo của tỉnh, cùng sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, sự ủng hộ của bà con các dân tộc, đề án đã thu được nhiều kết quả. Tại các địa bàn trong tỉnh, tình trạng tảo hôn, thách cưới cao mang tính chất gả bán, ăn uống dài ngày đã cơ bản được khắc phục. Không còn tình trạng người chết để lâu ngày, không cho người chết vào áo quan, tổ chức ăn uống dài ngày khi nhà có đám tang đã được xóa bỏ. Tại các địa phương, cán bộ, đảng viên đã gương mẫu thực hiện và tích cực vận động nhân dân làm chuồng trại kiên cố, vừa tránh rét cho gia súc vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa được đẩy mạnh, hàng năm có 80% số gia đình đạt văn hóa, 45% thôn bản văn hóa, thiết chế văn hóa được quan tâm; tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực để xây dựng 788 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố, vượt gần 12% so với mục tiêu Đề án. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, khai thác, phát triển văn hóa các dân tộc đã được cụ thể hóa bằng dự án "Bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai" được triển khai và đạt nhiều kết quả. Công tác trùng tu, bảo tồn, phục dựng một số di sản văn hóa tiêu biểu đã thu được kết quả có giá trị cao. Tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã bảo tồn được 12 lễ hội đặc sắc có giá trị của 7 dân tộc thiểu số như: Lễ hội Xuống đồng, lễ hội Gầu Tào, lễ hội ăn thề bảo vệ rừng, tục lệ đưa dâu của người dân tộc Dao đỏ…; bảo tồn và phục dựng 7 nghề thủ công của các dân tộc như: nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn đúc nông cụ, sản xuất giấy dó…; bảo tồn và xây dựng được 5 làng ở huyện Sa Pa, Bát Xát thành làng văn hóa du lịch.
1 2 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập