Lào Cai 25° - 26°
Thực trạng hệ thống tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Hệ thống tuyên truyền cổ động trực quan tỉnh  Lào Cai thực hiện chức năng tuyên truyền kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng trong các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương. Với vai trò quan trọng đó, nhiều năm qua, các cấp, ngành rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, cổ động trực quan. Hệ thống các bảng cổ động trực quan đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp thường xuyên hàng năm từ tỉnh đến cơ sở.

Ngành văn hóa, thể thao, du lịch đã chủ động tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tuyên truyển cổ động trực quan trên địa bàn. Bên cạnh đó, còn chú trọng thực thi nhiều biện pháp hữu hiệu, bảo đảm công tác tuyên truyền được thực hiện và phát huy hiệu quả, giúp người dân tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước.

         Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa, thông tin, thể thao các huyện, thành phố, hiện nay các huyện thường có từ 3 đến 5 bảng tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị, xây dựng tại các vị trí trung tâm của huyện, diện tích từ 20m2 đến 60m2, hơn 500 cụm pa nô  tấm nhỏ và gần 300 điểm treo băng rôn. Riêng tại thành phố Lào Cai có 7 cụm pa nô tấm lớn trên đường Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, trên các cột điện rất nhiều bảng tấm nhỏ được treo lắp bằng hình thức xã hội hóa bằng các khẩu hiệu tuyên truyền và những băng - rôn được treo tại các tuyến phố đông người qua lại trong nội thành Thành phố Lào Cai như trên đường Hoàng Liên. Trên địa bàn các huyện đều có cụm tuyên tuyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị được đặt tại các trung tâm huyện, hoặc trung tâm văn hóa huyện. Một số bảng quảng cáo được dựng lên của các ngành như bảng về y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, bảng an toàn giao thông....đặt, treo, dựng bảng tại một số địa điểm phù hợp, góp phần động viên, cổ vũ xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội.

          Tuy nhiên, hiện nay tuyên truyền cổ động trực quan cũng còn những mặt hạn chế như: chưa đi vào nề nếp, còn phát triển tự phát, tự do và lệch chuẩn lỗi thời, cũ bẩn, thiếu đầu tư, chưa khai thác được nguồn xã hội hóa, nhà nước vẫn phải chi phí gần như toàn bộ. Nhiều vị trí đã không phù hợp hoặc bị che lấp bởi các công trình xây dựng, cây xanh, hiệu quả truyền tải thông tin thấp, hình thức chưa tương xứng với nội dung, gây lãng phí ngân sách, tốn nhiều diện tích sử dụng đất, chưa gắn kết giữa hoạt động tuyên truyền phục vụ chính trị với quảng cáo thương mại. Kích thước, tiêu chuẩn kỹ thuật, vị trí treo dựng bảng còn tuỳ tiện, chưa khoa học, thiếu thẩm mỹ. Các hình thức cổ động còn bó hẹp trong phạm vi địa bàn trung tâm, các tuyến giao thông chính, chưa được mở rộng theo hướng phát triển không gian. Việc đặt, treo, dựng bảng tuyên truyền tấm nhỏ trên dải phân cách, băng - rôn tại một số nơi còn lộn xộn, nội dung, hình thức bảng tin tại các khu dân cư còn nghèo nàn, có nơi vẫn còn tình trạng băng - rôn, poster quảng cáo rách, rơi xuống ngang đường chưa được dỡ bỏ hay sửa chữa kịp thời… thời gian gần đây tình trạng nhiều tấm bảng quảng cáo bị rách, hoen gỉ, bạc màu, nội dung bị phai mờ, bong tróc, gây phản cảm và mất tính thẩm mỹ. Việc vận dụng và cụ thể hóa chính sách xã hội hoá các hoạt động văn hóa thông tin trong đó có lĩnh vực tuyên truyền của thành phố còn nhiều hạn chế, chưa thu hút và huy động được nguồn vốn của xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp đầu tư thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo. Hầu hết việc thực hiện tuyên truyền, quảng cáo (từ xây dựng, thiết kế, căng, treo, thay mới, v.v...) các loại hình tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và các sự kiện văn hóa – thương mại – du lịch của thành phố đều do các cơ quan Nhà nước thực hiện bằng ngân sách Nhà Nước. Nhiều biển hiệu của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ không tuân thủ quy định của pháp luật, sai quy cách, thông tin thiếu chính xác làm mất vị thế, mất thẩm mỹ, gây hiểu lầm.

Mặt khác trình độ đội ngũ làm công tác tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu chưa đáp ứng kịp thời khối lượng lớn công việc nên còn nhiều bất cập. Lực lượng chuyên trách và cộng tác viên làm công tác tuyên truyền đa số chưa có chuyên môn nghiệp vụ và chưa thường xuyên được đào tạo tại các lớp tập huấn, lại phải kiêm nhiệm nên việc tập trung và phát huy khả năng chuyên môn, nghiệp vụ còn những hạn chế nhất định trong việc đáp ứng với tình hình phát triển của đất nước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng trong công tác tuyên truyền vẫn còn thiếu, cũ kỹ hư hỏng và lạc hậu, kinh phí hỗ trợ còn nhiều hạn hẹp chưa đáp ứng với yêu cầu tình hình hiện nay. Công tác xã hội hóa hoạt động tuyên truyền tuy được các cấp, các ngành quan tâm nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng chưa có sự kết hợp hài hòa giữa công tác tuyên truyền với các hoạt động kinh doanh sinh lời khác nhằm đẩy mạnh tiến trình xã hội hóa hoạt động tuyên truyền. Hơn nữa kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Để đáp ứng đuợc yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan trong thời gian tới, cần tập trung các giải pháp sau: tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan trong chiếm lược phát triền kinh tế - xã hội; tiếp tục quán triệt các nội dung cơ bản về công tác tuyên truyền cổ động trực quan trong tình hình mới, thực sự coi trọng công tác tuyên truyền cổ động trực quan trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền. Nội dung phải sát với thực tiễn cuộc sống và quan trọng là kịp thời đối với chủ trương, đường lối của Đảng. Đặc biệt, cần có những cách thức tuyên truyền phù hợp với trình độ của đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách khuyến khích thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền, cộng tác viên tuyên truyền ở cơ sở, nhất là cán bộ là người dân tộc thiểu số; tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đảm bảo ngân sách nhà nước cho công tác tuyên truyền trong chương trình mục tiêu quốc gia, huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác tuyên truyền; củng cố và hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyên truyền, bồi dưỡng; đẩy mạnh việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ họa sĩ; tổ chức giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và trực tiếp làm công tác tuyên truyền cổ động trực quan, đặc biệt là cán bộ tuyên truyền cấp xã, phường, thị trấn, đảm bảo chất lượng của hệ thống tuyên truyền; tiếp tục trang bị và đầu tư các phương tiện tuyên truyền cần thiết cho việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở cơ sở; tập trung ưu tiên tuyên truyền cho các xã nghèo, các xã ở vùng sâu, vùng xa… để nắm bắt chủ trương thực hiện kịp thời và đúng những quy định. Có như vậy công tác tuyên truyền cổ động trực quan sẽ nâng cao được chất lượng và đạt được những yêu cầu đề ra trong tình hình mới.

 Bên cạnh đó, để hoàn chỉnh hệ thống công cụ trực quan đồng bộ phục vụ cho công tác tuyên truyền các nhiệm vụ kinh tế, chính trị có hiệu quả hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã hoàn thiện dự án  "Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020" trình Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt.  Đây sẽ là điều kiện đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan đã được duyệt; đồng thời, góp phần giữ gìn cảnh quan, môi trường; áp dụng các tiến bộ khoa học, các phương tiện, công nghệ hiện đại và làm thay đổi bộ mặt đô thị. 

1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập