Lào Cai 26° - 28°
Di sản Lễ hội Đền Thượng trong đòi sống cộng đồng các dân tộc Lào Cai
Lễ hội Đền Thượng xưa còn có tên gọi là lễ hội làng Lão Nhai được tổ chức gắn liền với di tích lịch sử văn hóa Đền Thượng. Lễ hội nhằm tôn vinh và tưởng nhớ công đức của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo – một người anh hùng dân tộc có công ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông. 

Bên cạnh đó, lễ hội còn mang ý nghĩa là cột mốc đặc biệt về văn hoá, lịch sử dân tộc, khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của người Việt Nam ở biên giới. Hiện nay, lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày 13, 14 và 15 tháng Giêng đã trở thành một đặc sản văn hóa của Lào Cai, là một lễ hội lớn của vùng Tây Bắc thu hút hàng vạn lượt khách đến tham dự, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương. Chính vì vậy, lễ hội Đền Thượng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016.

Phần nghi lễ trong lễ hội Đền Thượng bao gồm có lễ tế dân gian, lễ khai hội, lễ rước thần và lễ dâng hương. Lễ tế dân gian diễn ra vào chiều ngày 14 tháng Giêng âm lịch tại sân chính của Đền. Lễ rước thần, khai hội và dâng hương diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng. Tham gia thực hiện các nghi lễ gồm có các vị chức sắc, các vị bô lão của phường Lào Cai, đội tế nam, đội tế nữ. Tất cả đều khoác trên mình những bộ lễ hục may bằng gấm vóc, đầu đội mũ trang trọng mang đậm chất cung đình. Các nghi lễ được thực hiện dưới sự chứng kiến và tham dự của đông đảo cộng đồng các dân tộc Lào Cai và du khách thập phương. Mỗi nghi lễ cử hành trong lễ hội đều được bắt đầu với tiếng nhạc, trống, chiêng làm cho không khí lễ hội càng linh thiêng và uy nghiêm.

Song song với phần nghi lễ, các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cũng được diễn ra trong không khí tưng bừng của lễ hội Đền Thượng. Lễ hội là dịp hội tụ của các trò chơi dân gian, các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, văn hóa ẩm thực,… của 13 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Lào Cai. Mỗi tộc người đem đến lễ hội các tiết mục nghệ thuật biểu diễn đặc trưng như hát giao duyên, hát qua làng, vươn Giáy, khèn Mông, múa vòng Tròn của người Xá Phó, xòe Tày, hát chèo, hát quan họ của người Kinh, múa chuông của người Dao,...  Lễ hội Đền Thượng còn có sự góp mặt của các trò chơi truyền thống của 13 dân tộc tạo nên không khí vô cùng sôi nổi. Bên cạnh các trò chơi phổ biến trong các lễ hội như chọi gà, đánh đu, đi cà kheo thì trong lễ hội Đền Thượng còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, trò tu lu,… với sự tham gia của các thanh niên các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh,…

Ẩm thực của 13 dân tộc cũng là một nét độc đáo riêng của lễ hội Đền Thượng. Các lễ vật dâng cúng thường là lợn quay, xôi, gà, các loại bánh trái, trầu cau, rượu,… Một số địa phương chuẩn bị đặc sản để dâng cúng, gắn với đó là các sự tích, thần tích của tộc người. Điển hình như lễ vật là bánh dày có núm vú trâu trắng của người Giáy. Đây là loại bánh gắn liền với sự tích của người Giáy về việc trâu trắng đã giúp cho người Giáy tìm được nguồn nước trong cơn đại hạn hán trong lịch sử, nhiều người Giáy đã bú sữa trâu trắng và được cứu sống. Không chỉ đơn thuần là một món ăn mà gắn với chiếc bánh là bản sắc văn hóa tộc người, là truyền thống thống uống nước nhớ nguồn – bản sắc chung của các dân tộc Việt Nam. Thêm vào đó mỗi phường, mỗi đoàn thể tham dự lễ hội lại chuẩn bị những món ăn độc đáo để cúng thần và thi tài với nhau như mâm xôi khổng lồ hình lá trầu quả cau, chiếc kẹo lạc nặng đến trăm cân, ống cơm lam dài 3 mét, chiếc bánh dày nặng trăm cân, hộp trà nặng trăm cân,… Các món ăn đặc sản của Lào Cai hầu hết đều được góp mặt trong lễ hội Đền Thượng như: cơm lam, xôi màu, lạp xưởng, thịt lợn hun khói bếp, thịt trâu sấy,…  Đặc biệt món thắng cố đã được bình chọn là món ăn đặc sản toàn lễ hội. Đó là món ăn dân dã vốn, không hạn chế số người ăn, không phân biệt giai cấp, tầng lớp. Mọi người đã ngồi vào mâm thắng cố đều bình đẳng với nhau. Khoảng cách và mọi ranh giới phân biệt chức tước, giàu nghèo,... dường như được xóa bỏ. Ở đó chỉ có thực khách. Tất cả các thực khách đều được đối xử bình đẳng, đều ăn một món ăn, uống chung một loại rượu, và cùng ngồi trên chiếu.

Trong lễ hội, các thành tựu nổi bật của các xã, phường, thành phố và các huyện được trưng bày và giới thiệu đến đông đảo công chúng. Đến với các gian trưng bày du khách được cung cấp những thông tin sinh động bằng hình ảnh về lịch sử, sự kiện của mảnh đất Lào Cai. Hoạt động trưng bày, giới thiệu sách cũng được tổ chức gắn với lễ hội. Đây là dịp để thư viện giới thiệu các cuốn sách mới, sách hay đến với nhân dân, du khách, đặc biệt đối với các em học sinh thì hoạt động này còn có ý nghĩa như ngày hội đọc sách.

Nhân dân Lào Cai qua mấy trăm năm nay luôn coi Đức thánh Trần là điểm dựa tinh thần, là niềm tự hào về tinh thần chống giặc ngoại xâm của các dân tộc nơi mảnh đất biên cương địa đầu của tổ quốc. Trải qua một thời gian gián đoạn, lễ hội được phục dựng lại và duy trì tổ chức liên tục hơn một thập kỷ qua đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của cộng đồng các dân tộc Lào Cai. Lễ hội Đền Thượng là nơi tôn vinh lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Đó là nơi các giá trị văn hóa truyền thống được trao truyền và bảo tồn. Đó là nơi gặp gỡ giao lưu của nhân dân, đồng bào các dân tộc của tỉnh Lào Cai. Đó là lễ hội khẳng định chủ quyền dân tộc, là cột mốc thiêng liêng về biên giới văn hóa. Giản dị hơn đó là ngày hội của toàn dân có dịp nghỉ ngơi, vui chơi, giao lưu với nhau. Đến với lễ hội Đền Thượng tất cả mọi người như được trở về nguồn cội, được bình đẳng trong tất cả các hoạt động, được tiếp thêm sức mạnh về tinh thần để hăng say lao động, nâng cao tinh thần bảo vệ tổ quốc trong năm mới. Có thể nói lễ hội Đền Thượng đã trở thành món ăn tinh thần, một nhu cầu tâm linh thiết yếu của người dân Lào Cai. Vào ngày rằm tháng giêng hằng năm, hàng vạn người trong và ngoài tỉnh Lào Cai lại nô nức đổ về lễ hội Đền Thượng để được dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính trước anh linh của Đức Thánh Trần. Lễ hội Đền Thượng còn mang ý nghĩa quốc gia, là niềm tự hào, sự khẳng định về chủ quyền quốc gia, tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam nói chung, của người dân Lào Cai nói riêng./.

Bên cạnh đó, lễ hội còn mang ý nghĩa là cột mốc đặc biệt về văn hoá, lịch sử dân tộc, khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của người Việt Nam ở biên giới. Hiện nay, lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày 13, 14 và 15 tháng Giêng đã trở thành một đặc sản văn hóa của Lào Cai, là một lễ hội lớn của vùng Tây Bắc thu hút hàng vạn lượt khách đến tham dự, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương. Chính vì vậy, lễ hội Đền Thượng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016.

Phần nghi lễ trong lễ hội Đền Thượng bao gồm có lễ tế dân gian, lễ khai hội, lễ rước thần và lễ dâng hương. Lễ tế dân gian diễn ra vào chiều ngày 14 tháng Giêng âm lịch tại sân chính của Đền. Lễ rước thần, khai hội và dâng hương diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng. Tham gia thực hiện các nghi lễ gồm có các vị chức sắc, các vị bô lão của phường Lào Cai, đội tế nam, đội tế nữ. Tất cả đều khoác trên mình những bộ lễ hục may bằng gấm vóc, đầu đội mũ trang trọng mang đậm chất cung đình. Các nghi lễ được thực hiện dưới sự chứng kiến và tham dự của đông đảo cộng đồng các dân tộc Lào Cai và du khách thập phương. Mỗi nghi lễ cử hành trong lễ hội đều được bắt đầu với tiếng nhạc, trống, chiêng làm cho không khí lễ hội càng linh thiêng và uy nghiêm.

Song song với phần nghi lễ, các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cũng được diễn ra trong không khí tưng bừng của lễ hội Đền Thượng. Lễ hội là dịp hội tụ của các trò chơi dân gian, các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, văn hóa ẩm thực,… của 13 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Lào Cai. Mỗi tộc người đem đến lễ hội các tiết mục nghệ thuật biểu diễn đặc trưng như hát giao duyên, hát qua làng, vươn Giáy, khèn Mông, múa vòng Tròn của người Xá Phó, xòe Tày, hát chèo, hát quan họ của người Kinh, múa chuông của người Dao,...  Lễ hội Đền Thượng còn có sự góp mặt của các trò chơi truyền thống của 13 dân tộc tạo nên không khí vô cùng sôi nổi. Bên cạnh các trò chơi phổ biến trong các lễ hội như chọi gà, đánh đu, đi cà kheo thì trong lễ hội Đền Thượng còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, trò tu lu,… với sự tham gia của các thanh niên các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh,…

Ẩm thực của 13 dân tộc cũng là một nét độc đáo riêng của lễ hội Đền Thượng. Các lễ vật dâng cúng thường là lợn quay, xôi, gà, các loại bánh trái, trầu cau, rượu,… Một số địa phương chuẩn bị đặc sản để dâng cúng, gắn với đó là các sự tích, thần tích của tộc người. Điển hình như lễ vật là bánh dày có núm vú trâu trắng của người Giáy. Đây là loại bánh gắn liền với sự tích của người Giáy về việc trâu trắng đã giúp cho người Giáy tìm được nguồn nước trong cơn đại hạn hán trong lịch sử, nhiều người Giáy đã bú sữa trâu trắng và được cứu sống. Không chỉ đơn thuần là một món ăn mà gắn với chiếc bánh là bản sắc văn hóa tộc người, là truyền thống thống uống nước nhớ nguồn – bản sắc chung của các dân tộc Việt Nam. Thêm vào đó mỗi phường, mỗi đoàn thể tham dự lễ hội lại chuẩn bị những món ăn độc đáo để cúng thần và thi tài với nhau như mâm xôi khổng lồ hình lá trầu quả cau, chiếc kẹo lạc nặng đến trăm cân, ống cơm lam dài 3 mét, chiếc bánh dày nặng trăm cân, hộp trà nặng trăm cân,… Các món ăn đặc sản của Lào Cai hầu hết đều được góp mặt trong lễ hội Đền Thượng như: cơm lam, xôi màu, lạp xưởng, thịt lợn hun khói bếp, thịt trâu sấy,…  Đặc biệt món thắng cố đã được bình chọn là món ăn đặc sản toàn lễ hội. Đó là món ăn dân dã vốn, không hạn chế số người ăn, không phân biệt giai cấp, tầng lớp. Mọi người đã ngồi vào mâm thắng cố đều bình đẳng với nhau. Khoảng cách và mọi ranh giới phân biệt chức tước, giàu nghèo,... dường như được xóa bỏ. Ở đó chỉ có thực khách. Tất cả các thực khách đều được đối xử bình đẳng, đều ăn một món ăn, uống chung một loại rượu, và cùng ngồi trên chiếu.

Trong lễ hội, các thành tựu nổi bật của các xã, phường, thành phố và các huyện được trưng bày và giới thiệu đến đông đảo công chúng. Đến với các gian trưng bày du khách được cung cấp những thông tin sinh động bằng hình ảnh về lịch sử, sự kiện của mảnh đất Lào Cai. Hoạt động trưng bày, giới thiệu sách cũng được tổ chức gắn với lễ hội. Đây là dịp để thư viện giới thiệu các cuốn sách mới, sách hay đến với nhân dân, du khách, đặc biệt đối với các em học sinh thì hoạt động này còn có ý nghĩa như ngày hội đọc sách.

Nhân dân Lào Cai qua mấy trăm năm nay luôn coi Đức thánh Trần là điểm dựa tinh thần, là niềm tự hào về tinh thần chống giặc ngoại xâm của các dân tộc nơi mảnh đất biên cương địa đầu của tổ quốc. Trải qua một thời gian gián đoạn, lễ hội được phục dựng lại và duy trì tổ chức liên tục hơn một thập kỷ qua đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của cộng đồng các dân tộc Lào Cai. Lễ hội Đền Thượng là nơi tôn vinh lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Đó là nơi các giá trị văn hóa truyền thống được trao truyền và bảo tồn. Đó là nơi gặp gỡ giao lưu của nhân dân, đồng bào các dân tộc của tỉnh Lào Cai. Đó là lễ hội khẳng định chủ quyền dân tộc, là cột mốc thiêng liêng về biên giới văn hóa. Giản dị hơn đó là ngày hội của toàn dân có dịp nghỉ ngơi, vui chơi, giao lưu với nhau. Đến với lễ hội Đền Thượng tất cả mọi người như được trở về nguồn cội, được bình đẳng trong tất cả các hoạt động, được tiếp thêm sức mạnh về tinh thần để hăng say lao động, nâng cao tinh thần bảo vệ tổ quốc trong năm mới. Có thể nói lễ hội Đền Thượng đã trở thành món ăn tinh thần, một nhu cầu tâm linh thiết yếu của người dân Lào Cai. Vào ngày rằm tháng giêng hằng năm, hàng vạn người trong và ngoài tỉnh Lào Cai lại nô nức đổ về lễ hội Đền Thượng để được dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính trước anh linh của Đức Thánh Trần. Lễ hội Đền Thượng còn mang ý nghĩa quốc gia, là niềm tự hào, sự khẳng định về chủ quyền quốc gia, tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam nói chung, của người dân Lào Cai nói riêng./.

Vũ Thị Trang

1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập