Lào Cai 27° - 28°
Lào Cai tăng cường triển khai các hoạt động nhằm phòng ngừa sốt rét quay trở lại
CTTĐT- UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 396/KH-UBND về Phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2024-2025.

 

Với mục tiêu để tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm phòng ngừa sốt rét quay trở lại. Củng cố các yếu tố bền vững, duy trì kết quả loại trừ sốt rét những năm tiếp theo.

Không có ký sinh trùng sốt rét nội địa. 100% số người nghi ngờ mắc sốt rét được lấy máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét. 100% trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai được phát hiện, báo cáo, điều tra, quản lý và điều trị kịp thời, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm sốt rét, điều trị kịp thời, hiệu quả, an toàn100% số người nghi ngờ mắc bệnh sốt rét phải được lấy máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét. 100% bệnh nhân sốt rét được điều trị đúng phác đồ theo qui định của Bộ Y tế.

Nâng cao diện bao phủ các biện pháp phòng chống sốt rét phù hợp cho người dân có nguy cơ mắc sốt rétĐảm bảo 100% hộ gia đình ở những vùng có nguy cơ sốt rét cao như: vùng biên giới, vùng giáp ranh với các tỉnh có sốt rét lưu hành, vùng có nhiều dân di, biến động... có đủ màn phòng, chống muỗi. Trên 95% người dân có nguy cao cơ mắc SR (đi rừng, ngủ rẫy) sử dụng biện pháp PCSR (nằm màn tẩm hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác).

Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch tễ bệnh sốt rét và đảm bảo năng lực xử lý dịch sốt rét: 100% trường hợp bệnh sốt rét được báo cáo, điều tra đầy đủ đúng hạn theo hướng dẫn của Bộ Y tế (48h kể từ khi có chẩn đoán xác định). 100% ổ bệnh sốt rét được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày kể từ khi xác định trường hợp bệnh. Không để sốt rét thứ phát xảy ra.

Nâng cao kiến thức và hành vi của người dân trong các hoạt động ngăn ngừa sốt rét xâm nhập: Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét cho cộng đồng lồng ghép với truyền thông phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác cho người dân.

Kế hoạch cũng đưa ra các nội dung hoạt động cụ thể như:

Chỉ đạo, phối hợp tuyến cơ sở: Chỉ đạo và phối hợp các tuyến về chuyên môn, kỹ thuật trong giám sát, phát hiện, chẩn đoán, điều trị, thống kê báo cáo... Cập nhật, triển khai văn bản của chương trình kịp thời đến các tuyến. Hỗ trợ cán bộ phụ trách chương trình thực hiện các hoạt động triển khai tại địa phương.

Giám sát trường hợp bệnh; Giám sát ký sinh trùng; Giám sát muỗi truyền bệnh sốt rétChỉ đạo các đơn vị tuyến dưới chủ động thực hiện giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt rét xâm nhập (ngoại lai); các trường hợp sốt rét nội địa để điều trị triệt để và theo dõi quản lý.

 Thực hiện theo dõi giám sát, đánh giá đúng quy trình từ tỉnh đến thôn bản, đảm bảo tất cả các trường hợp bệnh được báo cáo và xử lý kịp thời, nhằm: Tất cả các trường hợp nghi ngờ sốt rét phải được thực hiện chẩn đoán xác định sốt rét. Trong vòng 48 giờ, tất cả các trường hợp bệnh xác định sốt rét phải được báo cáo, điều tra, phân loại. Tổ chức các đợt điều tra muỗi sốt rét để xác định thành phần loài, mật độ, tập tính muỗi truyền bệnh sốt rét trên địa bàn.

Ngoài ra, tổ chức các đợt giám sát đột xuất khi có những bất thường xảy ra

Báo cáo thống kê: Cập nhật báo cáo lên hệ thống phần mềm eCDS-MMS đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Báo cáo bổ sung và đột xuất khi có bất thường xảy ra.

Phát hiện, quản lý trường hợp bệnh sốt rétGiám sát phát hiện sớm và quản lý chặt chẽ các trường hợp bệnh sốt rét. Thực hiện theo dõi, ghi chép đầy đủ theo quy định và cập nhật, xác nhận báo cáo từng trường hợp bệnh lên hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm.

Chẩn đoán và điều trị sốt rétNâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị tại các tuyến; đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thuốc, hóa chất phục vụ cho công tác dự phòng và điều trị. Kiện toàn các tổ tư vấn chuyên môn hỗ trợ cho tuyến dưới hoặc khu vực khi có các tình huống dịch bệnh xảy ra.

Phối hợp bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tổ chức các đội điều trị cấp cứu cơ động, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới. Tất cả các trường hợp sốt rét phải được điều trị kịp thời, đúng thuốc, đủ liều theo phác đồ quy định của Bộ Y tế.

Phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét và xử lý ổ dịch, ổ bệnh sốt rétTổ chức điều tra, xử lý tại các ổ dịch, bệnh sốt rét (nếu có) đảm bảo 100% ổ bệnh phải được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày kể từ khi xác định trường hợp bệnh.

Đảm bảo chất lượng xét nghiệmNâng cao năng lực xét nghiệm, duy trì hoạt động các điểm kính hiển vi tại tuyến huyện, xã. Chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật trong xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt tại các điểm kính hiển vi yếu và trung bình.

Truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phòng chống sốt rétTổ chức đa dạng các hoạt động truyền thông như: Phát thanh, truyền hình, báo, tranh, tờ rơi phù hợp với từng vùng, từng địa phương, dân tộc... để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân thực hiện tốt các biện pháp đề phòng sốt rét xâm nhập và quay trở lại. Thực hiện tốt các hoạt động truyền thông cho người dân trên địa bàn, vùng nguy cơ, dân qua, lại biên giới và đặc biệt là truyền thông ngày "Thế giới Phòng, chống Sốt rét" (ngày 25/4) đúng chủ đề yêu cầu. 

Dự trữ cơ số thuốc điều trị sốt rét, hóa chất diệt muỗi, vật tư phòng chống sốt rétXây dựng kế hoạch đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất để phục vụ cho điều trị và xử lý ổ bệnh (nếu có) trên địa bàn.

Kế hoạch cũng đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới như: Giải pháp về quản lý, chỉ đạo, điều hànhCác giải pháp về chuyên môn kỹ thuậtGiải pháp về nguồn lựcGiải pháp về truyền thông giáo dục sức khoẻ và xã hội hoá...

Xem chi tiết Kế hoạch

Tải về






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập