Kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG cấp huyện, xã; Ban Quản lý cấp xã; Ban Phát triển thôn
Tải về
Theo đó, việc kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện như sau:
1. Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG các huyện, thị xã, thành phố (BCĐ cấp huyện)
* UBND cấp huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy quyết định kiện toàn, thành lập BCĐ các chương trình MTQG cùng cấp. Thành phần BCĐ cấp huyện gồm có:
- Trưởng BCĐ: Bí thư Huyện ủy/Thị ủy/Thành ủy.
- Các Phó trưởng BCĐ: Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy/Thị ủy/Thành ủy; Phó Bí thư Huyện ủy/Thị ủy/Thành ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện - Thường trực BCĐ; Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Các Ủy viên thường trực: (1) Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch phụ trách theo dõi, tổng hợp kế hoạch chung các chương trình MTQG trên địa bàn cấp huyện. (2) Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế phụ trách theo dõi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. (3) Trưởng phòng Dân tộc phụ trách theo dõi Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (trường hợp không có Phòng Dân tộc thì do Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện phụ trách thực hiện). (4)Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách theo dõi Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững.
- Các thành viên BCĐ là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị:
+ Các cơ quan khối Đảng, đoàn thể: Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức, Ủy ban kiểm tra, Văn phòng Huyện ủy; Ủy ban MTTQVN huyện, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn;
+ Các cơ quan, đơn vị khối nhà nước: Nội vụ, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế và Hạ tầng (hoặc Phòng Quản lý đô thị), Văn hóa và Thông tin, Văn phòng HĐND&UBND, Thanh tra huyện, Ban QLDA Đầu tư xây dựng, Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Dịch vụ việc làm và Bí thư Đảng ủy các xã, phường, thị trấn;
+ Các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện: Trung tâm Y tế huyện, Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Kho Bạc Nhà nước huyện, Chi cục Thuế, Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Bảo hiểm xã hội, Chi cục Thống kê, Hạt Kiểm lâm huyện.
+ Ngoài ra bổ sung thêm các lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác tham gia BCĐ theo điều kiện thực tế của địa phương (nếu có).
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ cấp huyện:
- Chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc cấp huyện phối hợp, giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách có liên quan để thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025. Đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025. Chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các cơ quan, ban, ngành và UBND cấp xã trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và phê bình (nếu có) trong quá trình thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025. Tổng hợp, báo cáo BCĐ tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn cấp huyện theo quy định.
* Hoạt động của BCĐ cấp huyện:
BCĐ cấp huyện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều hành của cấp trên. Các thành viên BCĐ giải quyết công việc đúng phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, không ngừng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong công tác, góp phần thực hiện tốt các chương trình MTQG trên địa bàn huyện. Cụ thể:
- Trưởng BCĐ ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ theo đề xuất của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban (Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy/Thị ủy/Thành ủy) được sử dụng con dấu của Huyện ủy/Thị ủy/Thành ủy; Phó Trưởng ban thường trực và các Phó trưởng ban khác được sử dụng con dấu của UBND cấp huyện; các Ủy viên thường trực BCĐ sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị nơi công tác để thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp.
- BCĐ kiện toàn, thành lập các Tổ giúp việc BCĐ cấp huyện.
- Các thành viên của BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Kinh phí hoạt động của BCĐ do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
* Cơ quan thường trực giúp việc BCĐ huyện:
- Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan Thường trực của BCĐ, sử dụng bộ máy của cơ quan để thực hiện nhiệm vụ giúp cho BCĐ cấp huyện về quản lý, tổng hợp, tham mưu báo cáo, điều phối chung các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn cấp huyện.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế là cơ quan thường trực, chủ trì phụ trách Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện giúp việc BCĐ cấp huyện về quản lý, điều phối, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Phòng Dân tộc là cơ quan thường trực, chủ trì phụ trách Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tham mưu, thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn cấp huyện (trường hợp không có Phòng Dân tộc thì do Văn phòng HĐND và UBND huyện phụ trách thực hiện).
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì phụ trách Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; tham mưu, thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ cấp huyện tổ chức thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn cấp huyện.
Một hội nghị do BCĐ các chương trình MTQG thị xã Sa Pa tổ chức (Ảnh: CTTĐT thị xã Sa Pa)
2. Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG các xã, phường, thị trấn (phường, thị trấn thuộc phạm vi thực hiện các chương trình MTQG; gọi chung là BCĐ cấp xã)
* UBND cấp xã báo cáo Đảng ủy cấp xã quyết định thành lập BCĐ các chương trình MTQG cùng cấp. Thành phần BCĐ cấp xã gồm có:
- Trưởng BCĐ: Bí thư Đảng ủy cấp xã;
- Các Phó trưởng BCĐ: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cấp xã; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã - Thường trực BCĐ.
- Các thành viên BCĐ: Phó Chủ tịch HĐND cấp xã, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự; Trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội; một số công chức có liên quan (công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, công chức Văn phòng - Thống kê (phụ trách Văn phòng Đảng ủy cấp xã),…); Trưởng trạm y tế xã, Hiệu trưởng các đơn vị trường học trên địa bàn xã và Bí thư chi bộ thôn. Ngoài ra, bổ sung thêm các lãnh đạo đơn vị khác tham gia BCĐ theo điều kiện thực tế của địa phương (nếu có).
* Chức năng, nhiệm vụ của BCĐ xã:
- Tham mưu giúp Đảng ủy cấp xã nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã giai đoạn 2021 – 2025.
- Nhiệm vụ: Đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã giai đoạn 2021 - 2025. Tham mưu Đảng ủy cấp xã chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và phê bình (nếu có) trong quá trình thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã giai đoạn 2021 - 2025. Tổng hợp, báo cáo BCĐ cấp huyện về tình hình, kết quả thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã theo quy định.
* Hoạt động của BCĐ cấp xã:
BCĐ cấp xã hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều hành của cấp trên; Thực hiện giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật, không ngừng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong công tác, góp phần thực hiện tốt các chương trình MTQG trên địa bàn cấp xã. Cụ thể:
- Trưởng BCĐ ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ theo đề xuất của Chủ tịch UBND cấp xã.
- BCĐ sử dụng con dấu của Đảng ủy/UBND cấp xã để ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng quy định.
- Các thành viên của BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Ban Quản lý các chương trình MTQG trên địa bàn các xã, phường, thị trấn (phường, thị trấn thuộc phạm vi thực hiện các chương trình MTQG, gọi chung là BQL cấp xã):
- BQL cấp xã do UBND cấp xã quyết định thành lập. Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban; thành viên gồm: Công chức cấp xã phụ trách ngành, lĩnh vực liên quan các chương trình MTQG (Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê); Trưởng hoặc phó các Đoàn thể chính trị - xã hội; Kiểm lâm địa bàn và Trưởng thôn. Thành viên BQL xã làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- BQL cấp xã có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây: Tham mưu giúp UBND xã trong việc tổng hợp, đề xuất xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG hằng năm, giai đoạn trình HĐND xã phê duyệt; tham mưu tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn theo quy định và đảm bảo đạt hiệu quả. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan để thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG trên địa bàn xã giai đoạn 2021 - 2025. Tham mưu giúp UBND cấp xã tổng hợp hồ sơ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ do cộng đồng đề xuất gửi cơ quan, đơn vị thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định. Giúp UBND cấp xã kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn xã; tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn quản lý. Lập hồ sơ công trình xây dựng đơn giản trình UBND cấp xã thẩm định và phê duyệt; giúp UBND cấp xã lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng thực hiện những dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp trên địa bàn xã; giám sát quá trình thi công và tổ chức nghiệm thu công trình sau khi hoàn thiện; trực tiếp quản lý vận hành công trình xây dựng được giao khi đưa vào sử dụng; xây dựng kế hoạch bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn xã.
4. Ban Phát triển thôn:
- Ban Phát triển (BPT) thôn do cộng đồng dân cư bầu, hoạt động theo quy chế do cộng đồng dân cư thống nhất và được UBND cấp xã quyết định công nhận. Thành phần gồm có: Đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn và một số người có uy tín, năng lực chuyên môn khác để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban phát triển thôn phải có ít nhất một thành viên là người có uy tín, kinh nghiệm tổ chức thực hiện gói thầu xây dựng công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
- BPT thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây: Tổ chức họp cộng đồng dân cư để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về các chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong quá trình thực hiện các nội dung chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 ở trên địa bàn. Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào nội dung quy hoạch, đề án triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn xã theo yêu cầu của BQL cấp xã. Tổ chức họp cộng đồng dân cư để thống nhất nội dung đề xuất nhu cầu thực hiện các hoạt động. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến các chương trình MTQG ở trên địa bàn thôn. Lập hồ sơ công trình xây dựng đơn giản trình UBND cấp xã thẩm định và phê duyệt; Làm đầu mối triển khai thực hiện dự án, ký kết hợp đồng xây dựng với người dân trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình; Trực tiếp quản lý vận hành công trình xây dựng được giao khi đưa vào sử dụng (trong trường hợp được UBND cấp xã giao thực hiện công trình).
Xem văn bản hướng dẫn tại đây: