Lào Cai 28° - 29°
Bước tiến của ngành “kinh tế mũi nhọn”
Đề án phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011 – 2015 được thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao của Lào Cai trong bối cảnh có cả thuận lợi và những khó khăn, thách thức. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khoá XIV đã xác định du lịch dịch vụ là “kinh tế mũi nhọn”, là việc đánh giá đúng và trúng tiềm năng của ngành “công nghiệp không ống khói” của Lào Cai.

Tranh thủ những cơ hội, vượt qua các thách thức với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đề án phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011- 2015 đã đạt những kết quả hết sức ấn tượng. Lượng khách và doanh thu du lịch liên tục tăng trưởng, dự kiến đến năm 2015 Lào Cai đón 2,2 triệu lượt khách (vượt 46% mục tiêu Đề án), doanh thu đạt 4.050 tỷ đồng (vượt 19% mục tiêu Đề án. Nhiều chỉ tiêu Đề án khác cũng đã hoàn thành và vượt mục tiêu Đề án như số lao động đạt 8.500 người, có cơ sở lưu trú 515 lưu trú, vượt 8% mục tiêu Đề án.

Trong 5 năm quan, hoạt động du lịch của tỉnh tiếp tục có những thay đổi tích cực, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng, quy mô nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong phần nhiệm vụ quy hoạch của Đề án, việc Quy hoạch du lịch tổng thể, mục tiêu phát triển du lịch Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được triển khai và hoàn thiện. Các quy hoạch đô thị du lịch Sa Pa, Bắc Hà được thực hiện với sự hỗ trợ hợp tác  của vùng Aquitane, Công hoà Pháp. Quy hoạch du lịch sinh thái với sự trợ giúp của tổ chức Koica- Nhật Bản cũng được thực hiện, là căn cứ quan trọng về định hướng đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch. Đến nay, sản phẩm du lịch đã hình thành và phát triển tương đối rõ nét như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch chợ phiên… Riêng thương hiệu du lịch Sa Pa - Lào Cai tiếp tục được củng cố trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Đối với nhiệm vụ thu hút đầu tư du lịch từ nguồn vốn ngoài ngân sách đạt hiệu quả  tốt  với hàng loạt các dự án lớn phát triển du lịch, được triển khai và đi vào hoạt động. Trong 5 năm qua, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội hóa về du lịch đạt trên 5.000 tỷ đồng, chưa kể hàng nghìn tỷ đồng thu hút đầu tư cho du lịch từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác. Nổi bật trong các dự án đầu tư lớn nhằm khai thác thế mạnh du lịch đã được triển khai là  Dự án Cáp treo Fansipan có gắn với hệ thống di chỉ tâm linh tại Sa Pa, Dự án khách sạn 5 sao Aristo , Dự án khách sạn 4 sao Sapaly (tại thành phố Lào Cai), Dự án khách sạn cao cấp 4 sao Amazing tại Sa Pa, Dự án khách sạn 4 sao U Sa Pa của Tập đoàn dầu khí đầu tư tại Sa Pa, Dự án khu resort  Đông Dương…

Thành công nêu trên là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong cải thiện môi trường cạnh tranh, thu hút đầu tư du lịch với phương châm “Doanh nghiệp phát tài, Lào cai phát triển”. Mặt khác công tác xúc tiến đầu tư được quan tam qua triển khai các đoàn Farm trip (khảo sát tour cho các hãng lữ hành tại Lào Cai); tổ chức sự kiện có tính thương hiệu như Lễ hội Đền Thượng, Tuần Văn hóa du lịch Sa Pa, Giải đua ngựa Bắc Hà và giải Marathon quốc tế vượt núi Sa Pa… Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Lào Cai thông qua các cơ quan đại chúng của Trung ương và địa phương liên tục được đăng tải. Thực hiện nhiệm vụ xúc tiến du lịch còn được triển khai trên các trang web về du lịch với 3 trang chính, trong đó có trang du lịch Tây Bắc, trang hợp tác với vùng Aquitane, Cộng hoà Pháp và trang cổng thông tin du lịch Lào Cai. Việc tư vấn, cung cấp thông tin dịch vụ cho khách cũng được thực hiện qua hệ thống các nhàn du lịch Sa Pa, Bắc Hà và thông qua các dịch vụ, cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ...

Nhiệm vụ đào tạo nhân lực của Đề án cũng đã tập trung đáng kể cho hoạt động du lịch cộng đồng, đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh viên, đào tạo cho nhân viên thuộc các khách sạn đạt chuẩn từ 2 đến 5 sao với sự  lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó là nguồn của các tổ chức quốc tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Trường Hoa Sữa, nguồn vốn xã hội hóa đào tạo từ chính các doanh nghiệp du lịch. Trong 5 năm qua, đã đào tạo cho trên 9.300 lượt người, đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp và ngành du lịch nói chung.

Xác định rõ là ngành “kinh tế mũi nhọn” nên trong 5 năm thực hiện Đề án, tỉnh Lào Cai đã dành nguồn kinh phí từ ngân sách và xã hội hóa cho Đề án tới 6.000 tỷ đồng, vượt 550% mục tiêu Đề án. Trong đó nguồn vốn huy động xã hội hóa từ các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp và các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là thành công lớn của Lào Cai trong cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì việc thực hiện Đề án cũng còn một số nội dung chưa được như mong đợi như công tác quy hoạch du lịch tại một số huyện, thành phố chưa đạt yêu cầu hoặc sát thực tế. Việc xây dựng dịch vụ du lịch chất lượng cao thiếu, quá tải phục vụ khách, đào tạo thu hút lao động là người dân tộc thiểu số còn hạn chế, thu nộp ngân sách từ du lịch dịch vụ chưa cao…

Theo dự báo, trong điều kiện đường cao tốc khai thông,  Dự án cáp treo Fansipan  hoàn thành thì số lượng du khách đến Lào Cai sẽ tăng nhanh, du lịch Lào Cai có thể phát triển bùng nổ, đột phá. Điều đó đòi hỏi trong giai đoạn tới Lào Cai phải có những quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch có tầm,  đáp ứng sát với yêu cầu thực tế. Cùng với nỗ lực của tỉnh, hy vọng sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương thì ngành du lịch Lào Cai lại có thêm cơ hội mới để “cất cánh bay cao và xa hơn”.






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập